88 Lab
Kiến Thức, Marketing

Tổng hợp các bài học Digital Marketing hay nhất trên Google Primer (Kì 2)

Ở bài viết tuần trước mình đã tóm tắt những điều mình học được qua 10 bài học hay nhất về kỹ năng kinh doanh trên Google Primer. Để tiếp tục, lần này mình sẽ chia sẻ 5 bài học nổi bật trong nhóm kỹ năng Tiếp thị kỹ thuật số hay còn gọi là Digital Marketing. Đây là một ngành đang cực hot trong những năm gần đây, 88Lab cũng có nhiều bài viết nói về việc sử dụng các công cụ trong tiếp thị kỹ thuật số, các bạn có thể đọc thêm tại đây.

Tuy nhiên với cách truyền tải kiến thức rất đơn giản của Google Primer nên mình thấy khá phù hợp cho những ai bắt đầu tìm hiểu về Digital Marketing. Bây giờ thì cùng học với mình nhé!

Làm sao để đưa doanh nghiệp hiển thị trên danh mục tìm kiếm?

Google Primer cung cấp các số liệu như sau:

Để đưa doanh nghiệp của mình hiển thị trên danh mục tìm kiếm của Google, bạn có thể sử dụng dịch vụ Google Doanh Nghiệp Của Tôi/Google Business. Đây là một dịch vụ không tính phí, cho phép bạn tạo hoặc xác nhận quyền sở hữu một bảng thông tin doanh nghiệp có thể xuất hiện trên Google Tìm Kiếm và Google Bản Đồ.

88Lab | dua-thong-tin-doanh-nghiep-hien-thi-tren-google-maps

Để bắt đầu đưa thông tin lên Google Business, hãy đăng nhập vào hệ thống rồi nhập thông tin doanh nghiệp hợp pháp theo hướng dẫn. Biểu mẫu của Google sẽ hướng dẫn bạn và sau đó bạn chỉ cần xác minh thông tin. 

Nên nhớ là có 3 thông tin quan trọng bạn phải cung cấp và thường xuyên cập nhật: 

Việc bạn cập nhật đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp của bạn trên mạng sẽ khuyến khích những người đang tìm kiếm thông tin trở thành khách hàng trung thành của bạn đó.

Tiếp tục nào!

Có thông tin chi tiết từ danh sách Google Doanh Nghiệp của tôi.

Những thông tin chi tiết trên Google Doanh nghiệp (hay Google Business) cung cấp cho bạn dữ liệu về cách khách hàng tìm thấy danh sách doanh nghiệp của bạn trên Google Search và Google Maps cũng như hành động mà họ đã thực hiện. Bạn có thể tìm hiểu những thông tin giá trị từ khách hàng như động lực của khách hàng, lí do họ chọn doanh nghiệp của bạn, điều họ quan tâm, họ đến từ những khu vực nào, họ ghét điều gì.. qua công cụ Insight. 

Để truy cập bạn hãy đăng nhập vào google.com/business và nhấp vào “Xem thông tin chi tiết” để truy cập vào những phần thông tin chi tiết về khách hàng khác nhau.

Khách hàng tìm thấy bạn như thế nào? Hành động của họ khi thấy doanh nghiệp của bạn là gì? 

Trước tiên, Google Business sẽ cho biết có bao nhiêu người tìm thấy bạn thông qua tìm kiếm trực tiếp hay tìm kiếm khám phá.

Nếu tỷ lệ tìm kiếm “trực tiếp” ở mức thấp thì bạn phải cải thiện hoạt động tiếp thị của mình. Nếu tỷ lệ tìm kiếm “khám phá” thấp điều đó đồng nghĩa bạn phải đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Khi xem thông tin về doanh nghiệp của bạn, khách hàng thường thực hiện một số hành động nhất định: truy cập website, yêu cầu chỉ đường tới doanh nghiệp, gọi cho bạn, xem hình ảnh doanh nghiệp. Bạn cần theo dõi các hoạt động này để điều chỉnh và cải thiện chiến lược tiếp thị cũng như điều chỉnh hiển thị thông tin doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn, Google Business sẽ giúp bạn nhận được bản đồ có chứa địa điểm xuất phát của khách hàng, giúp bạn đánh giá xem liệu hoạt động tiếp thị trực tuyến đã hoàn thiện chưa hay vẫn bỏ sót những khu vực địa lý quan trọng?

Những thông tin chi tiết này có thể giúp bạn nghĩ ra những ý tưởng về cách cải thiện trang web, chiến dịch quảng cáo, kênh truyền thông mạng xã hội, tiếp thị qua email, SEO, Remarketing..

Khai thác tối đa thông tin trong Google Business.

Vì sao nên cập nhật thông tin trong Google Business sau khi được xác minh?

Tạo một bảng thông tin thật chi tiết và phù hợp giống như trang trí ngôi nhà của bạn vậy. Nếu như ngôi nhà được trang hoàng ấm cúng tiện nghi, nó sẽ mang lại cảm giác khoan khoái cho bạn khi trở về nhà và khiến mỗi vị khách khi ghé qua đều trầm trồ và yêu thích. 

Tuy nhiên, nếu ngôi nhà của bạn chỉ được trang bị sơ sài thì bạn sẽ chỉ mất đi một vài vị khách thì một bảng thông tin Google Business thiếu thông tin và không được cập nhật có thể làm bạn mất đi nhiều khách hàng tiềm năng. Thông tin đầy đủ giúp thuyết phục người tìm kiếm chọn doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Thông tin hoàn chỉnh giúp tăng gấp đôi khả năng khách hàng đánh giá doanh nghiệp của bạn là uy tín.

Để hoàn chỉnh bảng thông tin, hãy thêm càng nhiều chi tiết càng tốt và đảm bảo là các nội dung trên bảng phải phù hợp với doanh nghiệp. Bên cạnh đó bạn có thể tạo một chuyến tham quan ảo trong Google Business của bạn. Loại hình tham quan này sẽ cho phép khách hàng trực quan theo dõi cửa hàng của bạn em có gì bên trong và giới thiệu họ đến với mình. Điều này giúp họ thoải mãi với cách bạn vận hành và khuyến khích họ đến thăm tận nơi.

Bài đánh giá là một yếu tố khách giúp thông tin trong Google Doanh nghiệp trở nên hữu ích. Bạn có càng nhiều đánh giá càng tốt. Dĩ nhiên đây phải là những nhận xét tích cực đến từ khách hàng. Khi người tìm kiếm kết quả doanh nghiệp của bạn trên mạng thấy nhiều lời nhận xét tiêu cực từ những người đã trải nghiệm sản phẩm dịch vụ, chắc chắn họ sẽ không muốn chuốc lấy sự khó chịu vào người đâu.

Thông tin Google Business còn cần phải cập nhật thời gian đóng cửa – mở cửa của doanh nghiệp, tưởng chừng là một thông tin rất đỗi cơ bản và đơn giản nhưng không ít doanh nghiệp bỏ qua nó. Thời gian làm việc không chính xác có thể khiến các khách hàng tiềm năng nản lòng, bực bội.

Tùy theo loại doanh nghiệp mà bạn chọn, bạn có thể bổ sung các tùy chọn khác vào thông tin doanh nghiệp của mình. Khi bạn có một bảng thông tin hoàn chỉnh, hãy tận dụng các tính năng khác trong bảng điều khiển Google Business như Báo cáo phân tích dữ liệu, Báo cáo cho biết số người tìm kiếm thông tin, Số người truy cập trang web…

Đánh giá trực tuyến: Lời bảo chứng tốt nhất cho doanh nghiệp.

Có tới 88% người tìm kiếm thông tin sẽ tin tưởng vào những lời đánh giá mà họ thấy trên các kết quả tìm kiếm trực tuyến như việc họ được giới thiệu từ người thân quen. Bạn chắc hẳn đã từng đọc các đánh giá trên Google khi tìm một quán cà phê, đọc những feedback của khách hàng trên các trang bán hàng online hay đề xuất trên Facebook page một trung tâm mà bạn muốn theo học.

Các đánh giá trực tuyến có thể là một cách tuyệt vời và miễn phí để doanh nghiệp bạn được nhiều người biết đến. Khi có nhiều đánh giá tích cực, bạn sẽ có cho mình lượng khách hàng trung thành. Điều này có thể khiến khách hàng tiềm năng nghĩ răng: “Nếu nhiều người thích doanh nghiệp này thì có lẽ tôi cũng thích.”

Đánh giá trực tuyến cho thấy cái nhìn sâu sắc của khách hàng về doanh nghiệp giúp doanh nghiệp của bạn được nhìn nhận và có sự ủng hộ mạnh mẽ, tạo ra sự nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Sử dụng các ý kiến đánh giá trực tuyến như lời chứng thực để quảng bá doanh nghiệp của bạn ra bên ngoài và làm một thước đo cho sự thành công trong công ty bạn.

Bạn nên khuyến khích khách hàng của mình để lại đánh giá sau khi đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ và nhớ tương tác với họ. Nếu đó là một đánh giá tích cực, hãy cảm ơn. Nếu đó là một đánh giá tiêu cực, bạn hãy liên hệ và xử lý vấn đề với khách hàng một cách riêng tư. Hãy nhớ rằng bạn đang đại diện cho doanh nghiệp của mình nên cần phản hồi với thái độ chuyên nghiệp, và vì không có sản phẩm hay dịch vụ nào phù hợp cho tất cả mọi người, dù bạn làm tốt đến đâu vẫn có thể có người không hài lòng, nên hãy sẵn sàng đón nhận những lời đánh giá để theo dõi cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình tốt nhất có thể.

Tăng cường quảng cáo doanh nghiệp trực tuyến bằng Adwords Express.

Adwords Express là một lựa chọn đơn giản và ít phải bảo trì để quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ trên Google. Google Ads hoạt động bằng cách hiển thị thông tin về doanh nghiệp tới khách hàng dựa trên những gì họ tìm kiếm trên mạng. Các quảng cáo này có thể xuất hiện ở kết quả tìm kiếm của người dùng về những thông tin có liên quan đến doanh nghiệp trên Google, hoặc xuất hiện ở các web quảng cáo của Google.

Google Primer cung cấp số liệu rằng 4 trên 5 khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông tin lân cận, vì thế quảng cáo trên công cụ tìm kiếm có thể giúp bạn có thêm nhiều khách hàng.

Đối với quảng cáo trên Google Ads, bạn chỉ phải trả tiền khi có người nhấn vào quảng cáo. Google sẽ tự tao danh sách từ khóa và chạy quảng cáo giúp bạn nhận được nhiều lượt click trong phạm vi ngân sách.

Có 3 yếu tố quan trọng đối với nội dung quảng cáo qua Adwords mà bạn phải lưu ý:

Bạn có thể truy cập vào google.com/adwords/express để tạo một tài khoản và quảng cáo cho doanh nghiệp của mình trên mạng. Tranh thủ một chút, khóa học Digital Marketing 101 – Học khổ làm thật của 88Lab có dạy rất kĩ về các tạo chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp qua công cụ Google Ads và cho trực tiếp cho học viên lên một chiến dịch quảng cáo hoàn chính, bạn có thể tìm hiểu nếu như có mong muốn tham gia khóa học nhé!

Mong là những thông tin mình vừa cung cấp sẽ có ích với bạn. Ở bài viết tiếp theo, mình sẽ chia sẻ các bài học Google Primer về Bán hàng trong thời đại số và Sử dụng Mạng Xã Hội nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng của bạn. Cùng chờ đón mình ở các bài viết tiếp theo nhé!

Related posts

13 cuốn sách hay về Digital Marketing dành cho doanh nghiệp Start-up

Jan Jan
5 years ago

SEO là gì? TẤT TẦN TẬT những gì cần biết về SEO

Nguyễn Hoàng Long
4 years ago

Cảm hứng và chuyện viết

Jan Jan
6 years ago
Exit mobile version