88 Lab
Bàn Về Marketing, Marketing, Marketing Siêu Lý Trí

“Đọc vị” chiến lược Marketing từ góc nhìn tâm lý học

Bạn có biết một Marketer giỏi cũng là một nhà tâm lý học xuất chúng. Những chiến lược marketing thành công là những chiến lược xuất phát từ sự thấu hiểu rất rõ insight người dùng.

Vậy cùng 88 Lab tìm hiểu những bí ẩn giữa marketing và tâm lý học, và cách các Marketer đã khéo léo sử dụng chúng nhé!

1. Halo effect – Hiệu ứng lan tỏa

Halo Effect là hiện tượng nhận thức trở nên thiên vị, xảy ra khi bạn có ấn tượng quá mức về một lĩnh vực, dẫn đến sự thiên vị trong một lĩnh vực khác.

marketing tam ly hoc halo effect

Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?

Khi công ty bạn có một sản phẩm tốt, từ đó dẫn đến một giả định trong tâm lý khách hàng rằng: các sản phẩm khác của công ty đó cũng tốt.

2. Reciprocity – Hiệu ứng “có đi có lại”

Được giới thiệu trong cuốn sách tâm lý học “Influence: The Psychology of Persuation” của Giáo sư Robert Cialdini, nội dung của tâm lý “có đi có lại” rất đơn giản – nếu ai đó làm điều gì cho bạn, tự nhiên bạn cũng sẽ muốn làm một điều gì đó cho họ. Nếu bạn có thể cho đi một cách chân thành, người khác sẽ tự động muốn giúp lại bạn.

Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?

Hãy tặng một thứ gì đó – miễn phí – để bước đầu xây dựng cộng đồng hoặc tính trung thành của người dùng. Thứ này có thể chính là sản phẩm bạn đang cung cấp. Bằng cách làm độc giả hứng khởi với những món quà nhỏ như vậy, bạn đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng một mối quan hệ khách hàng bền chặt.

3. Scarcity – Hiệu ứng khan hiếm

Bạn đã bao giờ mua vé máy bay và nhìn thấy dòng chữ “chỉ còn 3 ghế ở giá này” chưa? Yup! Đó chính là khan hiếm (Scarcity). Nguyên lý này bắt nguồn từ quy luật đơn giản của cung và cầu: sản phẩm càng hiếm, giá trị càng tăng.

Chú ý: Nếu bạn tận dụng nguyên lý này, từ ngữ là một điều rất quan trọng. Nếu bạn tiếp cận theo phương pháp “Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm nhưng do một nhu cầu tăng đột biến nay chỉ còn ít thôi” nó sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phương pháp tiếp cận của bạn là “Chúng tôi, ngay từ đầu, chỉ có từng này sản phẩm thôi”, mọi thứ sẽ rất khác theo hướng tiêu cực.

Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?

Đây là một chiến lược hoàn hảo trong marketing cho các sự kiện. Chúng có thể thúc đẩy doanh số vé bán ra nếu bạn email cho những người chưa đăng kí một nội dung ám chỉ “Chúng tôi chỉ còn … vé”.

4. Recency Illusion – Hiệu ứng ám ảnh gần đây

Bạn biết đến một sản phẩm lần đầu tiên và sau đó bạn bắt đầu để ý và nhìn thấy nó thường xuyên hơn. Mặc dù đây có thể là kết quả của một chiến lược marketing đặc biệt, rất có thể nó cũng đến từ một hiệu ứng tâm lý có tên “Ám ảnh gần đây – Recency Illusion”.

Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?

Đây là thứ bạn cần để ý khi thiết kế các chiến dịch marketing – bạn cần phát triển những nội dung có tính tương thích cao chứ không phải những nội dung làm một lần cho xong. Để tránh việc thực hiện chiến lược marketing một cách cục bộ, bạn không những cần mang nội dung đến độc giả mới mà quan trọng hơn, cần củng cố thêm. Hiệu ứng tâm lý học nguyên bản – Verbatim Effect

Theo nguyên tắc này, người ta thường có xu hướng nhớ đến ý tưởng chung của một nội dung hơn là những chi tiết chúng mang lại. Để dễ hiểu hơn, một người bình thường thường nhớ đến một bài thuyết trình của bạn theo kiểu chung chung rằng nó về việc marketing cho startup chẳng hạn hơn là các chi tiết cụ thể nó mang lại.

Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?

Trong thế giới hiện nay, người ta luôn ở trong tình trạng khát tiêu đề (headline-hungry). Bạn cần gói ghém nội dung của mình một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất trong các tiêu đề của mình. Hãy sử dụng nó thông minh vì đó là những gì độc giả nhớ nhất.

5. Sleeper Effect – Hiệu ứng ngủ quên

Đây là một hiệu ứng tâm lý liên quan đến sự thuyết phục. Khi một người xem mẫu quảng cáo tích cực, một mối quan hệ tích cực với sản phẩm sẽ được hình thành. Tuy nhiên qua một thời gian ngắn cảm giác ấy sẽ phai dần và cuối cùng thì mất đi. Nhưng nếu thông điệp đến kèm theo một điểm nhấn hoặc một liên hệ tri thức mật thiết với đời sống người xem thì sự kết nối với thông điệp sẽ tồn tại trong thời gian dài hơn.

6. Social Proof – Hiệu ứng lan truyền thông tin

Để hiểu về Social Proof bạn có thể tưởng tượng mình đang ở trong một bữa tiệc. Nhạc nổi lên và lúc này mọi người đều ngại ngần không muốn ra nhảy. Thế nhưng, một khi đã có ai đó dẫn đầu, những người còn lại sẽ nhanh chóng theo đuôi tham gia vào cuộc vui.

Hiệu ứng này cũng được áp dụng triệt để khi bạn muốn tạo ra xu hướng:

Khi nào bạn có thể tận dụng đặc điểm tâm lý học này trong marketing?

Hãy tận dụng Social Proof trên các kênh nội dung của bằng cách thêm vào các nút như Share / Follow vào một vị trí bắt mắt. Điều này thực sự sẽ có một ảnh hưởng tích cực đến độ lan truyền thông tin.

Related posts

Phương pháp định giá (2) – những con số ma thuật và cái bẫy tâm lý

Jan Jan
6 years ago

USP, Headline, Blah Blah aka. 4 Level Để Thuyết Phục Khách Mua Hàng Của Bạn

88lab_admin
6 years ago

Vì sao Digital Marketing luôn là ngành hot?

diepminhchu
5 years ago
Exit mobile version