88 Lab
Kiến Thức, SEO

SEO là gì? TẤT TẦN TẬT những gì cần biết về SEO

Bài viết cập nhật ngày 12/11/2020

SEO là gì?

seo là gì

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hay SEO quá trình tối ưu nội dung text và định dạng website (hay cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet.

Nếu anh em thấy khó hiểu thì mình có một khái niệm đơn giản hơn về SEO:

SEO là tập hợp các phương pháp nhằm đưa website của bạn lên vị trí top trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Tại sao cần làm SEO?

Có đến hơn 85% số người dùng Internet đều sử dụng công cụ tìm kiếm như Google, Coccoc, Yahoo, Bing,… Mỗi ngày, mỗi giờ có hàng ngàn vạn lượt tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm về các sản phẩm, dịch vụ họ cần. Nhưng trên Internet cũng đâu có ít đối thủ cạnh tranh với anh em về mặt hàng hay dịch vụ,… Đó chỉ là một phần thôi, mình còn chưa kể đến hàng ngàn, thậm chí là hàng vạn những doanh nghiệp tư nhân, cửa hàng nhỏ lẻ trên internet. Vậy làm sao khách hàng có thể đến với trang web của anh em?

SEO sẽ giúp ANH EM làm việc này.

Khách hàng thường đến với một website thông qua công cụ tìm kiếm (Google, Coccoc, Yahoo, Bing,…). Họ ưu tiên ghé thăm các trang web có thứ hạng cao trước rôi lần lượt các trang web có thứ hạng thấp hơn. Tuy nhiên, đâu phải ai cũng kiên nhẫn tìm kiếm đến trang có vị trí thứ 11, 12,… (trừ khi là tìm kiếm “tài liệu học tập” thôi ?).

Chính vì thế nên anh em cần áp dụng SEO vào để trang đứng trong những trang đầu của kết quả tìm kiếm nếu chưa nói là TOP 1.

Ưu điểm của SEO là gì?

SEO có rất nhiều ưu điểm, trong đó những ưu điểm nổi bật phải kể đến là:

Tối ưu tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư

Một ưu điểm nổi bật của SEO là giúp tối ưu ROI (Return On Investment – tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư)

Theo đó, việc xác định chính xác từ khoá tìm kiếm có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng số lượng người dùng truy cập website. Điều này giúp anh em thu thập được thông tin chi tiết về số lượng khách tiềm năng liên lạc. Hành vi khách hàng từ lúc lựa chọn cho đến khi mua hàng cũng được thu nhập. Đồng thời biết được từ khóa mang về tỉ lệ khách hàng hoàn tất thanh toán cao nhất.

Từ đó, góp phần gia tăng lượng truy cập website và tỷ lệ chuyển đổi. Nó cũng góp phần làm tăng tỷ lệ lợi nhuận.

Tiết kiệm chi phí

SEO là hình thức Marketing dựa trên sáng tạo nội dung hấp dẫn, lôi kéo quan tâm của khách hàng. Theo nghiên cứu, SEO có thể tiết kiệm được 61% chi phí so với bán hàng qua điện thoại.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Trong quá trình tối ưu SEO, các doanh nghiệp không ngừng cải thiện cấu trúc các trang web. Họ làm mới nội dung của mình, nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Điều này sẽ giúp cho những ai tìm kiếm trang web cũng như các các thông tin trên trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Nhờ vậy, khách hàng sẽ biết đến và đánh giá cao về chất lượng của doanh nghiệp.

Hỗ trợ phân tích khách hàng

SEO có tác dụng quan trọng trọng việc hỗ trợ tiến hành phân tích khách hàng. Từ đó, giúp tìm kiếm đối tượng chân dung khách hàng tiềm năng của mình. Lựa chọn các phương pháp marketing hiệu quả để thu hút tối đa sự quan tâm của khách hàng.

Mang đến uy tín cho doanh nghiệp

Nếu thứ hàng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm càng cao, càng nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng doanh nghiệp hơn. Từ đó, mang lại uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.

Phát triển thương hiệu

Nếu SEO tốt, doanh nghiệp sẽ liên tục xuất hiện trên top đầu của các công cụ tìm kiếm. Nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cũng sẽ đạt được hiệu quả trông thấy. Điều này sẽ góp phần giúp thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng hơn,

Nhược điểm của SEO là gì?

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh những ưu điểm trên thì vấn đề thời gian đầu tư lâu dài, đối thủ cạnh tranh,.. cũng là những nhược điểm của SEO.

Thời gian đầu tư lâu

SEO là một phương pháp quảng bá website dài hạn. Để bài viết trên trang web của bạn xuất hiện ở top đầu bảng tìm kiếm sẽ mất nhiều thời gian (thậm chí có thể lên đến vài tháng đối với những từ khóa khó). Vì vậy, với SEO, anh em cần phải có sự kiên nhẫn. Nếu anh em là một người làm kinh doanh đang cần quảng cáo nhanh thì có lẽ SEO không phải là một hình thức thích hợp.

Đối thủ cạnh tranh

Hiển nhiên, với bất kỳ doanh nghiệp nào, sự cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, nếu chiến dịch SEO của anh em đạt được kết quả ấn tượng, những thằng khác cũng sẽ thay đổi chiến dịch Marketing và tiến hành tấn công thôi.

Sự biến động liên tục của thứ hạng SEO

Thứ hạng tìm kiếm là thứ không thể đoán trước được. Nó có thể biến động liên tục mà không hề có dự báo trước (như cảm xúc của người yêu ý ?). Vì vậy, anh em phải lường trước mọi kết quả có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Các loại hình SEO hay làm

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là tối ưu hóa những gì hiển thị trên trang web như meta, content, heading, hình ảnh,… với mục đích tăng thứ hạng của trang wed trên công cụ tìm kiếm.

SEO Onpage đề cập đến các hoạt động trên một trang web để cải thiện khả năng hiển thị organic. Điều này phần lớn có nghĩa là tối ưu hóa một trang web và nội dung để cải thiện khả năng truy cập, mức độ liên quan và trải nghiệm cho người dùng. 

Một số hoạt động SEO Onpage bao gồm:

SEO Offpage là gì?

SEO Offpage là phương pháp tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website. Những thứ đó bao gồm link building, các kênh social media, social media bookmarking, … nhằm mục đích tăng số lượng liên kết có uy tín từ các trang web khác. Vì các công cụ tìm kiếm sử dụng chúng như một điểm số như một phiếu tín nhiệm.

Ví dụ một số hình thức SEO Offpage phổ biến:

Các công cụ hỗ trợ SEO

Đến đây anh em đã biết SEO thực chất là gì, tuy nhiên để quá trình làm SEO tốt, chúng ta cần một số công cụ hỗ trợ SEO.

Top công cụ SEO cần có:

  1. Google Analytics
  2. Google Search Console
  3. Google Keyword Planner
  4. Keywordtool.io
  5. Google PageSpeed Insights

Thật ra còn rất rất nhiều tool hỗ trợ việc SEO, anh em biết những công cụ gì hay thì recommend cho mình nhé.

Google Analytics

Đây là một công cụ hỗ trợ SEO miễn phí của Google. Google Analytics giúp hỗ trợ doanh nghiệp thống kế các yếu tố như: giới tính, vị trí địa lý, ngôn ngữ, lịch sử tìm kiếm cũng như thời gian và cách thức khách hàng truy cập trang web của doanh nghiệp.

Google Search Console

Google Search Console là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu Onpage và cả offpage. Công cụ này có khả năng phân tích những sự cố có thể xảy ra với trang web. Nó sẽ tối ưu các thẻ HTML trùng lặp đồng thời kiểm tra số lượng backlink trỏ về trang web.

Google Keyword Planner 

Đây là công cụ giúp hỗ trợ tính toàn khối lượng khách hàng truy vấn. Từ đó tìm kiếm đối tượng khách hàng tiềm năng.

Anh em có thể xác định được lượt tìm kiếm các từ khóa trung bình trong tháng của một từ khóa trên phạm vi thế giới hay một quốc gia nào đó. Công cụ cũng sẽ cho thấy mức độ khó và cạnh tranh của từ khóa đó. Bằng các thông tin này, có thể xác định được khoảng chi phí hợp lí cho từng chiến dịch quảng cáo cũng như chọn lọc được bộ từ khóa phù hợp với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Đối với SEOer, đây là công cụ mạnh mẽ hỗ trợ cho việc lên kế hoạch từ khóa. Google Keyword Planner sẽ giúp bạn xác định từ khóa chính cho loại hình kinh doanh của mình cũng như xác định xu hướng SEO chuẩn xác.

Keywordtool.io

Keywordtool.io là công cụ cho phép anh em tạo ra từ khoá. Chỉ cần nhập vào từ khoá nào đó, công cụ này sẽ nhanh chóng hiện ra những ý tưởng từ khoá liên quan.

Các trường phái SEO hiện nay

Có 3 trường phái SEO phổ biến hiện nay, bao gồm: SEO mũ trắng, SEO mũ đen và SEO mũ xám.

SEO mũ trắng (White Hat SEO) là gì?

SEO mũ trắng (WHITE hat SEO) Dùng chỉ các chiến thuật SEO phù hợp với các điều khoản và điều kiện của các công cụ tìm kiếm.

SEO mũ trắng (White Hat SEO) tuân thủ tất các các chính sách của công cụ tìm kiếm khi tối ưu. Cụ thể hơn ở đây là Google, SEOer tuân thủ, đảm bảo không mắc phải các chính sách phạt của Google.

SEO mũ trắng (White Hat SEO) tuân thủ tất cả các chính sách của công cụ tìm kiếm khi tối ưu từ Google

Các chiến thuật SEO mũ trắng (White Hat SEO) bao gồm:

Để hiểu thêm về SEO mũ trắng anh em có thể đọc qua bài viết: SEO mũ trắng là gì? Những điều cần biết về SEO mũ trắng

SEO mũ đen (Black Hat SEO) là gì?

SEO mũ đen (Black Hat SEO) Đề cập đến các phương pháp được sử dụng để tăng thứ hạng bằng cách vi phạm các điều khoản. Việc sử dụng SEO mũ đen có thể dẫn đến việc trang web bị cấm khỏi công cụ tìm kiếm và các trang web liên kết.

SEO mũ đen sẽ tìm mọi cách ăn gian, lách luật của Google

Các chiến thuật SEO sau đây được coi là SEO mũ đen (Black Hat SEO), khuyên anh em KHÔNG NÊN thực hiện những chiến thuật này:

SEO mũ xám (Gray Hat SEO) là gì?

SEO mũ xám (Gray Hat SEO) Là một hoạt động SEO rủi ro hơn White Hat SEO, nhưng một trong những điều đó có thể hoặc không thể dẫn đến việc trang web của bạn bị cấm từ các công cụ tìm kiếm và các trang web liên kết. SEO mũ xám rất khó định nghĩa.

Nhiều người nói SEO mũ xám và con lai giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen nhưng thật sự không phải thế

Theo lời của Chuyên gia tư vấn SEO John Andrew: “SEO mũ xám không phải là hình thức SEO lai giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen. SEO mũ xám là việc thực hành các chiến thuật, kỹ thuật vẫn chưa được xác định rõ ràng bởi các tài liệu được xuất bản từ Google về cách hỗ trợ chiến thuật hoặc đối nghịch với tinh thần, các nguyên tắc được xuất bản của Google.”

Hiểu biết đúng đắn về SEO mũ xám (Gray Hat SEO) rất quan trọng bởi vì nó có thể cải thiện thứ hạng trang web của bạn mà không có hậu quả tiêu cực. SEO mũ xám thay đổi theo định kỳ. Những gì được coi là SEO mũ xám có thể được phân loại là SEO mũ đen hoặc SEO mũ trắng sau này. Vì vậy, các SEOer cần được thông báo về các phân loại mới nhất.

Thuật toán của Google

Những thuật toán của Google ảnh hưởng khá lớn đến kết quả SEO của nhiều Website. Do đó, người làm SEO cần biết cách thích ứng với những sự thay đổi liên tục đến từ Google. Dưới đây là một số những thuật toán của Google mà anh em cần biết:

Nghe đau đầu nhỉ? Để mình giải thích một chút để anh em hiểu hơn về những thuật toàn này.

Thuật toán Google Panda (Gấu trúc)

Mục tiêu của thuật toán Panda là các website có chất lượng nội dung thấp, nghèo nàn, spam, copy,…. Khi trang web vi phạm các lỗi này và bị thuật toán Panda xử lý. Việc có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm điều bất khả thi.

Đọc thêm: Thuật toán Google Panda là gì?

Thuật toán Google Penguin (Chim cánh cụt)

Các website có hồ sơ liên kết kém chất lượng, liên kết spam và không tự nhiên, sẽ bị thuật toán Penguin xử lý và không thể đứng ở top đầu bảng tìm kiếm.

Thuật toán Google Pirate

Mục tiêu của thuật toán Pirate là xử lý các website vi phạm bản quyền nội dung, bị nhiều báo cáo vi phạm.

Thuật toán Google Hummingbird (Chim ruồi)

Với thuật toán Google Hummingbird, những website có bài viết nhồi nhét từ khóa hoặc có mục tiêu từ khóa không chính xác đều sẽ bị xử lý.

Thuật toán Google Pigeon (Chim bồ câu)

Với các trang web tối ưu hóa kém, thiết lập Google My Business không đúng cách, hoặc có sư mâu thuẫn các thông tin liên hệ của doanh nghiệp hay thiếu trích dẫn trong thư mục địa phương đều sẽ bị Pigeon xử lý.

Mobile Friendly

Thuật toán Mobile Friendly sẽ tiến hành sang lọc các Website không có phiên bản dành cho thiết bị di động, các website có chữ quá nhỏ, hoặc các dòng quá gần nhau dẫn đến người dùng khó đọc, sử dụng nhiều Plugin, hoặc có chế độ xem không tốt để tiến hành xử lý vi phạm.

RankBrain

Mục tiêu của thuật toán RankBrain là các website thiếu sự liên quan đến truy vấn cụ thể hoặc cung cấp trải nghiệm người dùng kém.

Thuật toán Possum

Thuật toán này có chức năng xử lý các trang web có địa chỉ giống nhau hoặc cung cấp dịch vụ tương tự nhau.

Thuật toán Fred

Đối tượng mà thuật toán Fred hướng đến là các website có quá nhiều quảng cáo, spam, chất lượng nội dung kém, không hướng đến người dùng.

Thuật toán này khi ra mắt đã khiến cho nhiều website bị giảm traffic. Thậm chí có trang web giảm đến mức chỉ còn bằng 1 phần 10 trước đây.


Bài này đến đây thôi nhỉ? Bài dài quá anh em đọc được nửa bài lại đi ngủ hết thì ? (thật ra là do mình lười). Hi vọng bài viết dưới đây của mình sẽ giúp anh em hiểu hơn một chút về SEO. Hẹn gặp anh em ở bài viết tiếp theo!

Related posts

Thuật toán Google Panda: Xử lý những trang chất lượng thấp

Nguyễn Hoàng Long
4 years ago

Tổng hợp các bài học kinh doanh hay nhất trên Google Primer (Kì I)

diepminhchu
5 years ago

Những update trọng tâm của Google các nhà quản trị web nên biết

Jan Jan
5 years ago
Exit mobile version