88 Lab
Kiến Thức, Marketing, Search Engine Marketing, SEO

Những update trọng tâm của Google các nhà quản trị web nên biết

Mỗi ngày, Google đều cập nhật và đưa ra một hoặc nhiều thay đổi để cải thiện kết quả tìm kiếm của chúng ta. Hầu hết những thay đổi này rất nhỏ và không đáng chú ý nhưng chúng đang góp phần cải thiện cách chúng ta tìm kiếm.

Thi thoảng, Google sẽ thông báo về những cập nhật này. Google luôn mong muốn xác nhận các cập nhật như vậy liệu rằng các thông tin đó ảnh hưởng thế nào đến các nhà quản trị web, nhà sản xuất nội dung hoặc những người khác có liên quan. Ví dụ, khi “Cập nhật về tốc độ” được đưa ra, Google đưa ra một tháng cho những lời khuyên và thông báo nâng cao.

Cập nhật về tốc độ của Google.

Một vài lần trong năm, Google thực hiện các thay đổi quan trọng cho các thuật toán và hệ thống tìm kiếm của họ. Họ gọi những bản cập nhật này là các “bản cập nhật lõi”. Chúng phải đảm bảo rằng nhìn tổng thể, Google vẫn đang thực hiện sử mệnh của mình để đưa ra những nội dung liên quan và xác đáng với người tìm kiếm. Những thay đổi này có thể cũng ảnh hưởng đến Google Discover.

Google xác nhận các cập nhật cốt lõi mở rộng (broad core updates) vì chúng thường tạo ra những hiệu ứng đáng chú ý rộng rãi. Một số trang web có thể tăng hoặc giảm trong thời gian đó. Những người có trang web bị giảm sẽ tìm mọi cách để khắc phục. Tuy nhiên Google muốn họ biết rằng họ không cần cố gắng sửa chữa điều gì bị sai. Hơn nữa, có thể không có gì để sửa chữa cả.

Cập nhật cốt lõi & đánh giá lại nội dung

Chẳng có gì ngạc nhiên nếu các trang có thể hoạt động kém hơn trong các phiên bản cập nhật này. Họ không hề vi phạm các nguyên tắc quản trị web của Google cũng như không phải phụ thuộc vào một hành động thủ công hoặc thuật toán nào đó, điều có thể xảy ra đối với các trang vi phạm. Thực tế là, các bản cập nhật cốt lõi không nhắm vào một trang nào cụ thể. Thay vào đó, những thay đổi của Google tập trung vào cải thiện cách hệ thống đánh giá nội dung tổng thể. Những thay đổi này có thể khiến một số trang không được đánh giá cao trước đây có thể làm tốt hơn.

Một cách đơn giản để hiểu cách một bản cập nhật cốt lõi hoạt động là tưởng tượng bạn đã tạo ra một danh sách 100 phim hay nhất năm 2015. Một vài năm sau, vào năm 2019, bạn làm mới danh sách này. Nó sẽ thay đổi tự nhiên. Một số bộ phim mới và tuyệt vời chưa từng xuất hiện trước đây sẽ là ứng cử viên để đưa vào. Bạn cũng có thể đánh giá lại một số bộ phim và nhận ra rằng chúng xứng đáng ở vị trí cao hơn trong danh sách so với trước đây.

Danh sách này sẽ luôn thay đổi. Những bộ phim trước đó đứng ở thứ hạng cao hơn trong danh sách có thể chuyển xuống không tệ. Đơn giản là có những bộ phim xứng đáng hơn để đứng lên phía trước.

Tập trung vào nội dung

Như đã giải thích bên trên, một trang bị tụt hạng sau cập nhật lõi không hề có gì sai để sửa. Điều này có nghĩa là, Google hiểu rằng những người đang chưa làm đủ tốt sau bản cập nhật kia có thể vẫn cảm thấy họ cần phải làm gì đó. Và khi đó Google đưa ra lời khuyên cho bạn là nên đảm bảo rằng bạn đang cung cấp những nội dung tốt nhất có thể. Đó là tất cả những gì thuật toán của họ đang tìm kiếm để “trao thưởng”.

Bây giờ việc đầu tiên bạn cần làm là tự đánh giá lại nội dung của mình dựa trên lời khuyên của Google đã đưa ra trước đây nếu bạn tin rằng bạn đang cung cấp những nội dung chất lượng. Google vừa update một bộ câu hỏi mới để bạn có thể tự đánh giá nội dung của mình:

Câu hỏi về nội dung và chất lượng

Câu hỏi chuyên môn

Câu hỏi về trình bày và sản phẩm

Câu hỏi đối chiếu

Bên cạnh việc tự đánh giá, hãy thử hỏi đánh giá từ những người bạn tin tưởng, những người có thái độ khách quan khi biết đến trang web của bạn. Khi đó bạn sẽ có những đánh giá chân thật hơn cả.

Tiếp đó, hãy xem xét kiểm tra lại những sự sụt giảm đã xảy ra. Những trang nào bị ảnh hưởng nhiều nhất và bởi những loại tìm kiếm nào? Hãy tìm hiểu điều này kỹ càng để hiểu cách trang web được đánh giá thế nào đối với một số câu hỏi ở trên.

Nhận biết hướng dẫn của người đánh giá chất lượng (quality rater) và E-A-T

Xếp hạng E-A-T Google

Một nguồn tin cậy khác để đánh giá một nội dung tốt là xem lại hướng dẫn của người đánh giá chất lượng tìm kiếm. Người đánh giá (rater) là những người đưa ra cho Google insight về việc liệu rằng thuật toán mới có đem lại những kết quả tốt. Đây cũng là một cách để xác nhận lại những thay đổi của Google có đang thực hiện tốt.

Chúng ta cần phải hiểu rằng những người đánh giá tìm kiếm không thể kiểm soát cách các trang xếp hạng. Dữ liệu từ rater không được sử dụng trực tiếp trong thuật toán xếp hạng của Google. Thay vào đó, họ sử dụng họ như cái cách một nhà hàng có thể nhận được thẻ feedback từ thực khách. Những feedback này giúp họ hiểu rõ liệu hệ thống có đang hoạt động.

Nếu bạn hiểu cách rater đánh giá một nội dung tốt, bạn có thể tự cải thiện nội dung của chính mình. Khi đó, bạn có thể làm tốt hơn nữa trong công cụ tìm kiếm.

Đặc biệt, rater được đào tạo để hiểu đâu là một nội dung có E-T-A mạnh. E-T-A là viết tắt của Expertise (Tính chuyên môn), Authoritativeness (Tính xác thực) and Trustworthiness (Độ tin cậy). Những hướng dẫn này có thể giúp bạn đánh giá nội dung của bạn đang như thế nào từ góc nhìn E-A-T và những cải thiện có thể cân nhắc.

Dưới đây là một vài bài báo chia sẻ cách người viết đã áp dụng những hướng dẫn kia như thế nào:

Lưu ý: Những bài viết được đề xuất bên trên không phải sự chứng thực của bất cứ công ty hay dịch vụ SEO cụ thể nào. Đây chỉ đơn giản là các nội dung hữu ích về chủ đề này được đề xuất bởi Google.

Khôi phục thứ hạng và một vài lời khuyên

Một câu hỏi phổ biến sau phiên bản update cốt lõi là mất bao lâu cho một trang khôi phục thứ hạng, nếu nội dung đã được cải thiện?

Những thay đổi quan trọng này có xu hướng xảy ra vài tháng một lần. Và giả sử một vài thay đổi đã được thực hiện, nội dung bị tác động bởi một người có thể không được khôi phục cho đến khi bản cập nhật tiếp theo được phát hành.

Tuy nhiên, Google luôn update các thuật toán tìm kiếm, kể cả những thay đổi lõi nhỏ nhất dù họ không thông báo tất cả những điều đó. Khi được phát hành, chúng có thể khiến nội dung được khôi phục thứ hạng nếu những thay đổi cải thiện được đảm bảo.

Chú ý rằng việc cải thiện được thực hiện bởi chủ sở hữu trang web không đảm bảo một sự khôi phục vị trí cũng như các trang không có bất kỳ vị trí tĩnh hoặc vị trí đảm bảo nào trong kết quả tìm kiếm của Google. Nếu bạn có nhiều nội dung hữu ích hơn, trang web của bạn sẽ tiếp tục có thứ hạng tốt hơn trong hệ thống của Google.

Các công cụ tìm kiếm như Google không thể hiểu nội dung của bạn như cách chúng ta hiểu về nội dung. Thay vào đó, Google tìm kiếm các tín hiệu về nội dung và tìm hiểu cách chúng tương quan với mức độ đánh giá của con người. Làm thế nào để các trang, các link liên kết với nhau là một tín hiệu phổ biến mà Google thường sử dụng. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều cách mà Google sử dụng. Và đương nhiên họ sẽ không tiết lộ những điều đó để đảm bảo sự khách quan cho các kết quả tìm kiếm.

Google kiểm tra bất cứ cập nhật thử nghiệm nào trước khi đưa nó đi vào hoạt động, bao gồm thu thập phản hồi từ những rater kể trên, để họ đo lường, xem xét các tín hiệu có đang hoạt động không.

Đương nhiên, không có một sự thay đổi nào là hoàn hảo cả. Đó là lý do vì sao Google luôn update mỗi ngày. Họ thu thập nhiều feedback hơn, làm nhiều test hơn và liên tục cải tiến hệ thống xếp hạng của mình. Điều này cũng có nghĩa là nội dung của bạn có thể được khôi phục trở lại trong tương lai, ngay cả khi bạn không có thay đổi gì cả.

Hy vọng những thông tin bên trên sẽ giúp nội dung của bạn “thân thiện” hơn với Google. Bạn cũng có thể tìm thêm những hướng dẫn khác để đánh giá một nội dung tốt từ Google Webmasters, bao gồm công cụ, trang trợ giúp và forums. Tìm hiểu thêm tại đây.

Related posts

Khóa Học Digital Marketing 101

Nguyễn Hoàng Linh
5 years ago

Ứng Dụng Họp Trực Tuyến Zoom Đã Lừa Dối Người Dùng Như Thế Nào? Vì Sao Người Ta Vẫn Sử Dụng Nó?

diepminhchu
5 years ago

4 chữ C nhất định phải biết trước khi làm Marketing plan

Jan Jan
6 years ago
Exit mobile version