Năm 2019 email tiếp tục là một trong những kênh marketing quyền lực nhất để điều hướng traffic và sales. Tuy nhiên không phải marketers nào cũng có thể hiểu chính xác những tác động, ảnh hưởng mà email marketing mang lại.
Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi bạn cùng lúc chạy nhiều chiến dịch marketing. Bạn sẽ trở nên bối rối, thậm chí rối loạn giữa các luồng thông số vì bạn không thực sự hiểu chiến dịch nào đang được phân phối và chiến dịch nào không. Bạn không thể đưa ra kết luận lượng traffic tăng đến từ email marketing, bởi vì traffic còn có thể đến từ rất nhiều nguồn khác trong chiến dịch của bạn như quảng cáo trên mạng xã hội hay SEO.
Điều này giải thích tại sao marketers phải hiểu rõ các thông số KPIs quan trọng của email marketing để đo lường hiệu quả tác động của từng email và từng chiến dịch.
#1 Tỷ lệ gửi email (Delivery Rate)
Xác định có bao nhiêu email của bạn đã đến được hộp thư của người đăng ký sẽ cho bạn nhận thức thực tế và rõ ràng về cách email của bạn đang hoạt động. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ gửi email là một KPI quan trọng của email marketing. Không phải tất cả email bạn gửi đi sẽ đến được hộp thư của người nhận. Đó có thể vì địa chỉ email không hoạt động/ không tồn tại hoặc thậm chí vì điểm danh tiếng của người gửi quá thấp.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Return Path cho thấy tỷ lệ gửi mail tăng khi điểm của người gửi tăng. Những người có điểm từ 91-100 có tỷ lệ gửi mail trung bình là 91%. Nhưng người gửi có điểm từ 21-40 chỉ có tỷ lệ gửi mail là 8%.
Vì vậy, nếu bạn muốn tận dụng tối đa các chiến dịch tiếp thị email của mình, bạn cần đảm bảo rằng email của bạn thực sự đến được hộp thư đến của người nhận. Bạn có thể sử dụng công cụ Return Path Sender Score để đánh giá điểm người gửi của bạn và nhận đề xuất về cách cải thiện nó.
#2 Tỷ lệ email bị từ chối (Bounce Rate)
Để có một bức tranh toàn cảnh hơn về khả năng gửi mail đi của bạn, tỷ lệ email bị lỗi (bounce rate) cũng là một trong số những thông số KPI hàng đầu bạn cần quan tâm. Bounce rate là tỷ lệ phần trăm số email gửi đi không thể chuyển đến được hộp thư đến của người nhận.
Có 2 loại lỗi bạn cần xem xét: lỗi cứng và lỗi mềm (“hard” bounce và “soft” bounce). Lỗi mềm liên quan đến vấn đề mang tính tạm thời với một email hợp lệ, ví dụ như hộp thư đầy hoặc vấn đề với máy chủ người nhận. Máy chủ người nhận có thể giữ các email này và chuyển đi ngay sau khi vấn đề được khắc phục, hoặc bạn có thể thử gửi lại thông điệp tới các soft bounce.
Lỗi cứng liên quan đến các địa chỉ email không hợp lệ, đã khóa hoặc không tồn tại và những email này sẽ không bao giờ được gửi thành công. Trong trường hợp này bạn nên lọc lại email list của mình.
#3 Tỷ lệ email được mở (Unique Open Rate)
Tỷ lệ mở là chỉ số quan trọng các marketer thường sử dụng để đo lường sự thành công của chiến dịch. Tỷ lệ này sẽ cho bạn biết bao nhiêu người nhận mail hứng thú mở mail và quan tâm đến nội dung bạn gửi đi.
Một điều quan trọng nữa là bạn phải có hiểu biết thực tế về việc đánh giá thế nào là một tỷ lệ “được mở” tốt, từ đó bạn mới có thể đặt ra các KPIs đúng cho chiến dịch của mình.
Bạn không thể kỳ vọng open rate là 100% hoặc thậm chí là 50%. Theo báo cáo dữ liệu làm chuẩn của Mailchimp Nhiều người còn không có được 25% tỷ lệ email được mở. Tỷ lệ mail được mở trung bình của tất cả các ngành hàng là 20.81%.
Con số này có phần cao hơn một chút so với thống kê của ConstantContact analysis. Thống kê này đã chỉ ra rằng tỷ lệ open rate trung bình của các ngành hàng nói chung là 16.74%.
Campaign Monitor thậm chí còn chỉ ra rằng tỷ lệ email được mở thay đổi theo từng ngày trong tuần. Vì vậy hãy xem xét tất cả các yếu tố này và ngành của bạn để biết bạn đang đứng ở đâu về open rate.
#4 Tỷ lệ click vào quảng cáo trong mail (Click Through Rate – CTR)
Liệu mọi người chỉ mở email và để nó ở đó? Hay họ đọc lướt qua và bị thuyết phục click vào link dẫn tới trang của bạn? Chỉ số CTR sẽ giúp bạn đánh giá được nội dung của bạn đã đủ hấp dẫn và thuyết phục khách hàng để họ tương tác với email của bạn sau khi mở ra hay không.
Cũng giống như các KPIs trước, bạn nên có hiểu biết thực tế về cái gọi là một tỷ lệ CTR tốt.
Nghiên cứu của Mailchimp chỉ ra rằng CTR trung bình thay đổi qua các ngày trong tuần. Nhưng nó không bao giờ vượt quá 3% tại bất cứ thời điểm nào trong tuần.
#5 Lượng truy cập trang (Site Traffic)
Lượng truy cập trang là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự thành công của chiến dịch email marketing của bạn. Bạn cần phải biết được chính xác bao nhiêu traffic vào trang hoặc landing page đến từ chiến dịch email marketing của bạn.
Tuy nhiên nếu bạn đang chạy nhiều chiến dịch marketing một lúc hoặc đang test nhiều email khác nhau, bạn hiển nhiên sẽ phải sử dụng các tham số UTM để theo dõi hiệu suất riêng của từng email và chiến dịch của bạn.
Bạn có thể sử dụng công cụ UTM.io để tổ chức hợp lý và logic các liên kết được gắn thẻ bạn đã tạo. Từ đó bạn có thể dễ dàng theo dõi liên kết nào thuộc về email nào.
#6 Thời gian truy cập website (Time on Site)
Không phải tất cả traffic vào trang của bạn sẽ ở lại đủ lâu để hứng thú và tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm của bạn, chưa nói gì đến việc chuyển đổi.
Đó là lý do vì sao thời gian truy cập trang lại là một trong những KPIs quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của email bạn gửi. Chỉ số này cho bạn biết mọi người sử dụng bao nhiêu thời gian để tương tác với nội dung trên website của bạn sau khi click vào email.
#7 Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
Chiến dịch email marketing của bạn thực sự tạo ra bao nhiêu chuyển đổi? Bạn cần xem xét kỹ lưỡng chỉ số này như một KPIs quan trọng của email marketing bởi dựa vào đây bạn sẽ biết được mục tiêu của mình có đạt được hay không. Nó đo lường tỷ lệ phần trăm những người đã truy cập landing page thông qua email và hoàn thành một hành động mong muốn.
#8 Tỷ lệ tăng trưởng danh sách (List growth rate)
Thông số đo lường sự phát triển của danh sách email tính bằng số người đăng ký mới trừ đi số người hủy đăng ký và số lần lỗi cứng trong một tháng nhất định, sau đó chia cho khối lượng danh sách ban đầu.
Mọi chiến dịch email marketing đều cần một danh sách mail chất lượng, luôn được làm tươi mới để có thể thành công. Bởi vậy sự tăng trưởng trong danh sách mail của bạn là một tín hiệu tích cực thể hiện chiến dịch của bạn đang thực hiện tốt. Nhưng nếu bạn mất người đăng ký thì đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng đã có điều gì đó không đúng với cách tiếp cận của bạn.
Bên cạnh đó, một điều tự nhiên là bạn sẽ mất số người đăng ký qua nhiều năm và bạn cần phải thay thế họ. Theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng danh sách của bạn là một điều cần thiết nếu bạn muốn tiếp tục thực hiện các chiến dịch email marketing thành công.
#9 Tỷ lệ hủy đăng ký nhận email (Unsubscribe rate)
Tỷ lệ hủy đăng ký nhận email là một KPI quan trọng không kém tốc độ tăng trưởng danh sách của bạn. Nó là chỉ số rõ ràng nhất biểu hiện bao nhiêu người thấy email của bạn phiền phức hoặc không liên quan. Bạn có thể đính kèm một form khảo sát ngắn để tìm hiểu tại sao mọi người lại hủy đăng ký khỏi danh sách của bạn. Như vậy bạn sẽ biết chính xác bạn cần làm gì để cải thiện điều này.
Tỷ lệ hủy đăng ký thường không quá cao đối với hầu hết các doanh nghiệp và nhìn chung không vượt quá 1%. Tỷ lệ hủy đăng ký trung bình cho tất cả các ngành đứng ở mức 0,02%, theo nghiên cứu của Constant Contact.
Nhưng có một sự nhỉnh hơn là 0,17% ở tỷ lệ này theo nghiên cứu của Campaign Monitor. Bạn nên so sánh tỷ lệ unsubcribe cảu mình với mức trung bình của ngành để xem bạn đang đứng ở đâu.
#10 Tỷ lệ khiếu nại thư rác (Spam Complaint Rate)
Đây là một trong những chỉ số đáng sợ nhất của email marketing. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất email marketing hiện tại của bạn mà còn có thể gây ra ảnh hưởng dài hạn cho các chiến dịch trong tương lai.
Tỷ lệ báo cáo lạm dụng, đánh dấu thư nhận được là thư rác cao chắc chắn giảm khả năng gửi email của bạn vì các nhà cung cấp dịch vụ email sẽ bắt đầu gắn cờ email của bạn là thư rác nếu có quá nhiều khiếu nại về thư rác. Phần lớn các ngành đều có tỷ lệ khiếu nại thư rác là 0,01%. Vì vậy, nếu chỉ số của bạn cao hơn mức này thì đó là tín hiệu đầy báo động. Đã đến lúc bạn phải tối ưu hóa email để gia tăng sự tin tưởng.
Thông thường bạn sẽ cần phải viết dòng tiêu đề mail tốt hơn và tránh những từ spam. Bạn thậm chí có thể xem xét thay đổi tần suất email của mình và xem liệu bạn có thể giảm tỷ lệ khiếu nại bằng cách gửi email ít thường xuyên hơn không.
#11 Tỷ lệ chia sẻ email (Email Sharing Rate)
Tỷ lệ chia sẻ email là chỉ số cho biết có bao nhiêu người cảm thấy nội dung của bạn hữu ích và quyết định chia sẻ nó với bạn bè của họ. Càng nhiều người forward email của bạn cho bạn bè của họ, cơ sở dữ liệu (database) của bạn càng phát triển.
Theo dõi KPI email marketing này có thể giúp bạn hiểu loại nội dung email nào được mọi người yêu thích nhất. Từ đó, bạn có thể tối ưu hóa chiến lược email marketing của bạn cho phù hợp.
Kết luận
11 KPIs quan trọng về email marketing trên đây sẽ giúp bạn tìm được những insight giá trị về cách email của bạn đang hoạt động. Hãy sử dụng chúng để xác định loại email, dòng chủ đề, ưu đãi,v.v, cái nào đang mang lại tác động lớn nhất.
Nếu bạn có sử dụng bất kỳ KPI nào khác trong email marketing, hãy comment cho chúng mình cùng biết nhé.
[…] của chúng tôi” sẽ không giúp bạn tiến xa. Thay vào đó, hãy chắc chắn rằng dòng chủ đề của bạn cần kích hoạt sự tò mò của họ và khiến họ mở emai… Sử dụng một ngôn ngữ rõ ràng, giữ cho nó đơn giản, nhưng đừng quên bao gồm […]
[…] việc lập kế hoạch marketing, landing pages, SEO, SEM, mạng xã hội, hiển thị giá, email, dữ liệu và phân […]